Tin HAY

Cất nóc nhà mái tôn và những điều nên làm giúp gia chủ bình an, may mắn

Chắc hẳn những ai đến với lễ cất nóc đều đã trải qua công đoạn làm lễ động thổ, lễ cúng đổ móng nhà. Phần mái là nơi có vị trí cao nhất, che chấn bảo vệ ngôi nhà bởi các tác nhân bên ngoài, quyết định thẩm mỹ của toàn bộ công trình nên cần phải được thi công, làm lễ chỉnh chu, cẩn thận. Ngay cả đối với những ngôi nhà mái tôn cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt đến chi tiết này. Bài viết: "Cất nóc nhà mái tôn và những điều nên làm giúp gia chủ bình an, may mắn" sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tâm quan trọng của nghi lễ.

1. Cất nóc nhà mái tôn là gì?

1.1. Tìm hiểu lễ cất nóc nhà

Lễ cất nóc nhà hay còn có cái tên khác là Thượng Lương (nghĩa là xà nhà) là ngày gác thanh giữa của nóc nhà, với mái nhà dốc kèo. Cất nóc nhà mái tôn được hiểu là ngày lợp mái cho công trình.
Nguồn gốc của lễ cất nóc nhà là sự ảnh hưởng từ Âu Mỹ chứ không phải bắt nguồn từ Trung Quốc như nhiều người thường nghĩ.

Công việc của gia chủ khi tiến hành buổi lễ bao gồm: chọn ngày giờ Hoàng Đạo, lễ vật sau đó tiến hành làm lễ và thụ lộc cầu mong tương lai bình an, thịnh vượng. Không khí của buổi lễ càng trang trọng, thành kính bao nhiêu thì việc xây dựng, cuộc sống gia đình sẽ gặp may mắn, thuận lợi bấy nhiêu.

1.2. Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc

Lễ cất nóc nhà là hoạt động không thể thiếu đối với những công trình xây dựng bất kể quy mô nhà lớn hay nhỏ. Tuy tấn suất xuất hiện của lễ cất nóc nhà mái tôn không nhiều nhưng không thể phủ nhận ý nghĩa to lớn mà nó mang lại.

Đầu tiên thể hiện sự thành kính, coi trọng tổ tiên, các bậc thần linh cai quản khu vực đó. Với những lễ vật cơ bản tùy điều kiện cùng tấm lòng thành gia chủ, thần linh sẽ phù hộ gia đình, gặp nhiều điều may, công việc thuận lợi. Cùng với đó là sự an tâm khi xây dựng và cuộc sống sau này.
Thứ hai lễ cất nóc nhà mái tôn còn giúp phát huy, gìn giữ, mở rộng những nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.

2. Thủ tục làm lễ cất nóc nhà mái tôn

2.1. Chú ý thời gian và trang phục khi làm lễ

Bất kể nghi thức cúng bái này cũng cần chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành làm lễ. Kết hợp với tuổi, vận mệnh của gia chủ, hướng nhà để chọn ra ngày đẹp mang lại vận khí tốt cho tương lai sau này, công việc diễn ra thuận lợi. Cần tránh những ngày bách kỵ như: Nguyệt kỵ, Dương công kỵ, Sát chủ, Tam nương, Thụ tử để tránh gặp phải những điều xấu. Nếu như không chọn được ngày tốt có thể mượn tuổi người thân, chỉ cần không xung khắc là được. Một yếu tố quan trọng nữa để cất nóc nhà mái tôn diễn ra thuận lợi đó là chú ý thời tiết. Sẽ thật khó để lợp mái trong ngày mưa gió bão bùng không đảm bảo an toàn lao động.

Trang phục lịch sự, ngay ngắn cũng là một cách để bày tỏ sự biết ơn, lòng thành kính của gia đình với thần linh, thổ công. Tránh diện những trang phục thoải mái ở nhà, đầu tóc không chỉnh chu. Không khí của buổi lễ cũng cần phải trang nghiêm, tránh tiếng cười đừa, nói chuyện riêng trong lúc làm lễ.

2.2. Sắm lễ cất nóc nhà mái tôn

Tùy thuộc vào điều kiện gia đình có thể sắm những mâm lễ vật phù hợp, tuy nhiên mâm cúng cất nóc nhà mái tôn cần phải được chuẩn bị cẩn thận, bày trí chỉnh chu, bắt mắt. Những lễ vật cho mâm lễ cất nóc gồm có:
  • 1 con gà, 1 đĩa xôi, 1 đĩa muối, 1 bát gạo, 1 bát nước
  • Chuẩn bị rượu trắng, thuốc lá và chè khô
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả này đỏ, kiếm trắng
  • 1 bộ đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền
  • 5 oản đỏ, 5 lá trầu, 5 quả cau
  • 9 bông hoa hồng đỏ
Có thể bổ sung thêm những lễ vật cần thiết để phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng vùng miền để buổi lễ diễn ra tốt đẹp, đủ đầy.

 

2.3. Chuẩn bị vật liệu lợp mái nhà đầy đủ, chất lượng

Đế sau khi nghi lễ kết thúc việc thi công xây dựng diễn ra liền mạch trôi chảy không thể không kể đến công đoạn chọn vật liệu lợp mái chất lượng, đầy đủ số lượng. Không ai là người muốn một việc lớn bị dừng lại giữa chừng cả, cũng không ai muốn dùng phải những tấm tôn kém chất lượng dẫn đến việc sửa chữa sau này.
Do đó ngay từ đầu hãy tìm hiểu, lựa chọn những thương hiệu có uy tín tại một đại lý tin cậy. Quan trọng nhất là đầy đủ số lượng, trừ khấu hao hụt vẫn không ảnh hưởng đến quá trình thi công, lắp đặt.

3. Nội dung bài khấn cất nóc nhà mái tôn

Thông thường thầy cúng sẽ là người chuẩn bị, tuy nhiên nếu như gia chủ chuẩn bị, thực hiện sẽ mang lòng thành tâm hơn. Nội dung của bài văn khấn cất nóc nhà mái tốn như sau:
“Nam mô a di Đà Phật (3 Lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậy thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy quan Đương niên
Con kính lạy các tôn thần bản xứ
Tín chủ con là:……………………………………….
Ngụ tại:………………………………………………
Hôm nay là ngày………..tháng………năm………..
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo……cất nóc căn nhà ở địa chỉ:……………..ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần
Ngàu Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này:
Cúi xin các Ngài, nghe thấy lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiểu chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, các hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật (3 lần)”

4. Nguyên tắc cất nóc nhà mái tôn chuẩn phong tục Việt Nam


Những nguyên tắc này áp dụng cho toàn bộ những nghi thức trong các giai đoạn xây nhà. Gia chủ nên chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành để không gặp phải bất kỳ thiếu xót không đáng có:
  • Chuẩn bị những lê vật đầy đủ, mâm ngũ quả phải tươi, chín vừa, mâm cơm cúng bày trí chỉnh chu gọn mắt để buổi lễ diễn ra tốt đẹp.
  • Không khí buổi lễ trang nghiêm, thành kính, không nên có sự góp mặt của những đứa trẻ có thể gây ra tiếng nô đùa, chạy nhảy gây xô lệch hay đổ đồ cúng.
  • Tuyệt đối không nên làm lễ vào những ngày xung khắc, điều này gián tiếp gây tâm lý bất an cho gia đình.
  • Lòng thành kín, mong cầu phải xuất phát từ tâm sẽ được phù hộ độ trì những điều may mắn. Nếu như làm qua loa sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp.
  • Mời những người hợp tuổi, hợp mệnh cầu may mắn cho gia chủ, tránh những tinh khắc theo quan niệm dân gian.
  • Lựa chọn đơn vị thi công có tâm, có tầm kết hợp với gia chủ để buổi lễ diễn ra một cách tốt đẹp.

Mong rằng bài viết "Cất nóc nhà mái tôn và những điều nên làm giúp gia chủ bình an, may mắn'' đã giúp bạn trang bị thêm những kiến thức trước khi tiến hành nghi lễ quan trọng này. Chúc cho những việc sắp tới của bạn và gia đình được ''thuận buồm xuôi gió''.
Messenger
Zalo
Hotline
Bản đồ
Nhắn tin