Gạch chịu lửa là loại gạch có khả năng chịu được nhiệt độ cao, thường sử dụng trong các lò nung, lò luyện kim, lò đốt rác. Chúng được làm từ các nguyên liệu có độ chịu lửa cao như đất sét, cao lanh, mullite,... xong đem nung ở nhiệt độ 1200 - 1300 độ C. Một số đặc tính nổi bật:
Căn cứ Thông tư 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 về việc hướng dẫn chứng nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Căn cứ Thông tư 15/2014/TT-BXD về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng”, tại khoản 1.3 và 1.5. Phần I Thông tư 15/2014/TT-BXD quy định: Thủ tục nhập khẩu gạch chịu lửa như sau:
Đầu tiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định để nộp cho bên hải quan, bao gồm:
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ thì đem nộp tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu. Chi cục Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan và hàng hóa. Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng các quy định thì Chi cục Hải quan sẽ thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp vận chuyển hàng về kho bảo quản và báo cho bên kiểm định lịch xuống kho lấy mẫu thử nghiệm.
Gạch chịu lửa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp theo, Trung tâm chứng nhận hợp quy đem so sánh kết quả kiểm nghiệm với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của sản phẩm.
Trường hợp kết quả kiểm nghiệm với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của sản phẩm phù hợp sẽ cấp chứng thư cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đem chứng thư nộp cho hải quan để thông quan lô hàng gạch chịu lửa và rút tờ khai.
Doanh nghiệp phải nộp thuế và phí nhập khẩu theo quy định. Hiện mặt hàng gạch chịu lửa có mã HS: 6902.90.00 với mức thuế suất nhập khẩu là 10%.
Ngoài việc nắm rõ thủ tục, quy định nhập khẩu gạch chịu lửa thì doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
Thứ nhất, Gạch chịu lửa là hàng hóa có yêu cầu cao về chất lượng nên hãy chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Một nhà cung cấp uy tín cần có kinh nghiệm sản xuất gạch chịu lửa lâu năm, hệ thống quản lý chất lượng tốt và giấy chứng nhận chất lượng đầy đủ.
Thứ hai, Cần kiểm tra chất lượng gạch chịu lửa trước khi nhập khẩu, đảm bảo đáp ứng tất cả những yêu cầu kỹ thuật bằng phương pháp trực quan, cơ lý và hóa học. Hoặc doanh nghiệp có thể liên hệ với các tổ chức kiểm định uy tín để được họ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Thứ ba, Đối với một số loại gạch chịu lửa, doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu từ Bộ Xây dựng. Hãy liên hệ trực tiếp tới Bộ Xây dựng để được hướng dẫn về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu đầy đủ và chính xác nhất.
Thứ tư, Gạch chịu lửa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần tính toán chi phí thuế và phí nhập khẩu nhằm đảm bảo tính khả thi của hoạt động nhập khẩu.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu gạch chịu lửa và một số lưu ý quan trọng khi tiến hành. Mong rằng, sẽ giúp các bạn thêm kiến thức để quá trình nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật.