Sau khi hoàn thiện công trình việc đầu tiên trước khi dọn đến nhà mới đó là thực hiện nghi lễ nhập trạch. Mỗi ngôi nhà, vùng đất, khu vực đều có những vị thần linh cai quản. Do đó cần phải trình báo, xin phép các ngài để tương lai cuộc sống gia đình được bình an, may mắn, thần linh phù hộ. Bài viết lần này sẽ hướng dẫn các bạn: "Lễ nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?" để mọi việc được diễn ra thuận lợi.
Theo như từ điển Hán Việt: "nhập" có nghĩa là vào, "trạch" có nghĩa là nhà. Kết hợp 2 từ lại có nghĩa nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới. Theo các chuyên gia phong thủy, lễ nhập trạch diễn ra thay cho lời xin phép, thông báo, đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa cai quản phần đất đó, cầu mong một tươi lai bình an, thuận lợi. Đây cũng là một nét văn hóa lâu đời được phát huy và mở rộng đến tận thời nay.
Lễ nhập trạch được tổ chức ngay sau khi quá trình thi công được hoàn thiện để gia đình có thể dọn đến chỗ ở mới. Nghi thức cầu mong sự bình an đến với gia đình, tương lai của ngôi nhà và những người sống trong ngôi nhà đó gặp thuận lợi, may mắn.
Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, nhà đất hay chung cư sẽ có câu trả lời cho câu hỏi: nhập trạch cần những gì? Tuy nhiên điểm chung của mọi nghi lễ nhập trạch đó là lễ vật và mâm cúng (có thể biến tấu sao cho phù hợp văn hóa địa phương). Sau khi buổi lễ kết thúc có thể tiến hành thụ lộc cùng gia đình và những người được mời đến tham gia nghi lễ.
Mâm lễ cúng nhập trạch bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, mâm cơm cúng nhà mới. Kienthucnhaxinh đã tổng hợp cho các bạn chi tiết, đầy đủ nhất như sau:
Theo thủ tục cúng nhập trạch, các thành viên sẽ không được đi tay không vào nhà mà nhất định phải cầm trên tay những đồ vật may mắn. Ví dụ như: chổi, bếp, dầu ăn, tiền, gạo, muối, nước. Ngoài ra gia chủ cần mua sắm những lễ vật dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Kính mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày... tháng... năm... Âm lịch.
Tín chủ con là:...
Ngụ tại:...
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình:
Các ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị Minh Thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.
Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Gạo và muối sau khi cúng nhập trạch cần được giữ lại trong nhà để được phù hộ độ trì những điều tốt lành, may mắn. Công việc làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào.
Có thể mang muối và gạo đi rải trước cửa nhà trong ngày này để xua đuổi tà ma, mang tới những điều may mắn tốt đẹp. Sau ngày này nếu muối gạo ẩm mốc có thể mang thiêu hủy bình thường.
Việc rải gạo mang ý nghĩa bố thí cho chúng sinh, các vong vãng lai sẽ không quấy rầy cuộc sống sau này của gia chủ. Khi rải muối và gạo có thể trộn lẫn 2 loại hoặc để riêng. Rải thành 4 phương 8 hướng, vừa tung vừa niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật, điều lành mang đến, điều dữ mang đi. Nam Mô A Di Đà Phật!”.
Bát hương và bàn thờ là 2 điều bắt buộc trong lễ nhập trạch để cầu mong bề trên che chở, phù hộ cho gia đình khi về nhà mới. Không chỉ vậy bàn thờ sẽ cần những món đồ thờ cơ bản đảo bảo việc hương khói và dâng mâm cúng đúng cách. Do vậy ngay sau khi hoàn thiện nha gia chủ hãy chuẩn ngay bàn thờ và đồ thờ để thực hiện nghi lễ. Các trang thiết bị khác có thể sắm sửa sau khi đã dọn đến nhà mới.
Giống như bàn thờ, bát hương là một vật không thể thiếu trong ngày lễ nhập trạch. Bát hương vốn là cầu nối giữa người âm và người dương, nếu như bàn thờ không có bát hương thì mọi lần khẩu cầu, mong muốn đều khó thành, lời khẩn cầu không thể đến với thần linh, ông bà tổ tiên được. Vậy nên nếu chưa có bát hương thì không thể làm lễ nhập trạch được.
Ngoài bát hương, gia chủ có thể sắm thêm các vật phẩm thờ cúng phong thủy khác như: chóe thờ (3 cái đựng muối, gạo, nước), lọ hoa, đèn dầu, đèn thờ hoặc nến, ống hương, kỷ chén, nậm rượu...
Chắc hẳn các bạn đã nắm được ''Lễ nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?''. Chúc nghi lễ nhập trạch nhà mới của bạn diễn ra tốt đẹp, cuộc sống gia đình thuận lợi, bình an.
Để dọn đến nơi ở mới việc đầu tiên chúng ta cần làm là thực hiện nghi lễ nhập trạch. Bất kể là nhà đất hay chung cư bạn nên tìm hiểu chuẩn bị nghi lễ thật chu đáo, đặc biệt là những gia đình trẻ lần đầu biết đến khái niệm này. Nhiều người không còn xa lạ với nghi lễ nhập trạch nhà mới, tuy nhiên đối với chung cư thì sao, có khác gì so với nhà đất? Bài viết: ''Lễ nhập trạch nhà chung cư đầy đủ chi tiết nhất 2022'' sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.
Chắc hẳn những ai đến với lễ cất nóc đều đã trải qua công đoạn làm lễ động thổ, lễ cúng đổ móng nhà. Phần mái là nơi có vị trí cao nhất, che chấn bảo vệ ngôi nhà bởi các tác nhân bên ngoài, quyết định thẩm mỹ của toàn bộ công trình nên cần phải được thi công, làm lễ chỉnh chu, cẩn thận. Ngay cả đối với những ngôi nhà mái tôn cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt đến chi tiết này.
Kết cấu thép là một trong những hạng mục quan trọng, cấu thành lên chất lượng, sự bền bỉ, chắc chắn của toàn bộ công trình. Do vậy những câu hỏi xoay quanh: ''Kết cấu, bản vẽ thép sàn 1 lớp - thép sàn 1 lớp nằm trên hay dưới thép dầm?'' luôn là một chủ đề nhận được sự quan tâm của đông đảo người làm nghề. Không chỉ vậy các bác chủ nhà cũng nên biết để có thể giám sát theo dõi quá trình làm của thợ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Theo nguyên lý truyền lực, sàn truyền tải trọng lên dầm, dầm đi đến cột và cột truyền tải trọng xuống phần móng. Hơn nữa bản thân sàn chính là kết cấu chịu lực, trực tiếp chịu tải trọng. Do đó sàn luôn là một bộ phận quan trọng trong bất kể công trình xây dựng nào. Đã bao giờ bạn thắc mắc: "Thép sàn 2 lớp (kết cấu, bản vẽ, nguyên tắc bố trí...) đúng chuẩn nguyên tắc thiết kế'', Kienthucnhaxinh sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề lần này.
Theo thời gian bát hương thờ có thể trở nên cũ kỹ, bị hư hỏng, lúc này gia chủ nên thay bát hương mới trên bàn thờ gia tiên. Đây cũng là một nghi thức không còn xa lạ với những gia đình Việt, đặc biệt vào dịp cuối năm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thay bát hương mới đúng cách. Mời các bạn tham khảo bài viết: ''Hướng dẫn tự thay bát hương mới tại gia đón tài lộc vào nhà''
Cúng thổ công là một trong những nghi lễ có từ lâu đời tại Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, Thổ Công là một vị thần cai quản đất đai, đối với gia đình Thổ Công không chỉ cai quản mà còn phủ hộ gia đình là làm ăn phát đạt, gặp nhiều điều may mắn. Cùng tìm hiểu: ''Cúng thổ công (Chi tiết bài cúng, văn khấn, mâm cúng, lễ vật)" qua bài viết ngay sau đây: