Tin HAY

Thép sàn 2 lớp (kết cấu, bản vẽ, nguyên tắc bố trí...) đúng chuẩn nguyên tắc thiết kế

Theo nguyên lý truyền lực, sàn truyền tải trọng lên dầm, dầm đi đến cột và cột truyền tải trọng xuống phần móng. Hơn nữa bản thân sàn chính là kết cấu chịu lực, trực tiếp chịu tải trọng. Do đó sàn luôn là một bộ phận quan trọng trong bất kể công trình xây dựng nào. Đã bao giờ bạn thắc mắc: "Thép sàn 2 lớp (kết cấu, bản vẽ, nguyên tắc bố trí...) đúng chuẩn nguyên tắc thiết kế'', Kienthucnhaxinh sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề lần này.

1. Tìm hiểu chi tiết về thép sàn 2 lớp

1.1. Kết cấu thép sàn 2 lớp

Kết cấu thép sàn 2 lớp được chia thành 2 lớp: lớp trên chịu mô-men dương và lớp dưới chịu mô-men âm. Vai trò của lớp dưới là thép chịu lực, đặt theo phương song song cạnh ngắn (chiều rộng). Lớp trên có vai trò phân bố đặt theo phương vuông góc với lớp thép dưới. Việc sử dụng loại vật liệu có thương hiệu trên thị trường là vô cùng quan trọng vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn và sự an tâm trong quá trình sử dụng về lâu về dài.

Kết cấu thép sàn 2 lớp tăng độ bên cho sàn nhà, khả năng chịu nhiệt cao, chống cháy, ngoài ra còn tăng khả năng chống thấm tốt nếu so với bê tông hoàn toàn. Khả năng tạo hình kiến trúc cho ra những công trình có ý tưởng thiết kế mới lạ.

1.2. Nguyên tắc bố trí thép sàn 2 lớp

Đối với lớp thép phía dưới - thép chịu lực sẽ được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân đố được sắp xếp vuông góc với thép chịu lực theo phương cạnh dài.
Sau khi buộc xong phần thép dưới thực hiện kê con kê và setup một lớp bê tông bảo vệ sàn, giữa 2 lớp sàn sẽ được phân cách nhau bằng "chân chó" giúp đảm bảo chiều cao làm việc của sàn trùng với chiều cao dự tính.

Thép trên, thép mũ chịu mô men âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn công trình), đặt vuông góc và nằm dưới thép mũ.
Lưu ý cách bố trí thép sàn 2 lớp này ứng dụng cho những công trình nhỏ lẻ nên việc cắt thép trong quá trình thi công sẽ khó khăn hơn. Đối với những công trình khác có thể bố trí chạy song song, dễ thi công và kiểm soát khối lượng.

1.3. Chia sẻ bản vẽ thép sàn 2 lớp

Tùy theo diện tích mặt bằng mà kỹ sư sẽ đưa ra bản vẽ phù hợp, dưới đây là hai loại bản vẽ thép sàn 2 lớp thường thấy giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn:
Bản vẽ thép sàn 2 lớp song song
 
Bản vẽ thép sàn 2 lớp thông thường


2. Cách bố trí thép sàn 2 lớp đúng tiêu chuẩn

Để không phát sinh ra lỗi trong quá trình thi công và sử dụng, các bạn có thể bố trí thép sàn 2 lớp tuần tự theo các bước sau đây:
Bước 1: Yêu cầu bản vẽ đúng tiêu chuẩn
Bản vẽ đúng tiêu chuẩn phải đến từ những đơn vị uy tín, nhiều năm kinh nghiệm làm nghề. Đặc biệt quan tâm những nội dung sau: Diện tích, số lớp thép, độ dày và mật độ...
Bước 2: Lựa chọn loại thép chất lượng
Nếu có điều kiện hãy sử dụng những loại thép tốt nhất, ngược lại bạn có thể tìm hiểu những loại thép thông dụng đạt chuẩn trên thị trường để chất lượng công trình được đảm bảo, chất lượng công trình bền mãi theo thời gian. Bởi nếu kết cấu thép không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ ngôi nhà.

Bước 3: Đưa ra phương án bố trí kết cấu phù hợp
Có 2 kiểu bố trí thép sàn 2 lớp thường thấy đó là kiểu 1 phương và 2 phương. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm hãy nhờ những chuyên gia trong ngành để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
Bước 4: Tiến hành bố trí thép sàn 2 lớp đi kèm với đó là kiểm soát chất lượng
Thi công tuân thủ bản vẽ đi kèm với sự giám sát, chỉ đạo từ khâu chuẩn bị vật liệu đến thi công để công trình đạt chất lượng tốt nhất. Quá trình vận hành diễn ra liên tục và xuyên suốt. Sau khi toàn tất cần nghiệm thu lại 1 lần nữa trước khi bàn giao để tìm thiếu xót, trục trặc chọn hướng khắc phục sớm nhất có thể để không ảnh hưởng tiến độ công trình.

3. Cách đan thép sàn 2 lớp

3.1. Cách rải thép sàn 2 lớp

Đan thép sàn là một việc làm khá quan trọng, người thực hiện cần nắm được những thông tin này để tránh gặp phải sự cố không mong muốn. Sử dụng cục kê có tác dụng hỗ trợ cố định thép đặt đúng vị trí, khi đổ bê tông sẽ đảm bảo chiều dày lớp bê tông, tránh tình trạng thép bị vô lệch ép vào nhau. Kích thước cục kê sẽ nằm trong khoảng 15mm đến 25mm tùy kích thước công trình. Có thể dùng đá với kích thước 10x20mm để tiết kiệm chi phí.
Số lượng cụ kê được tính theo phương pháp:
  • Sàn/dầm là 4 – 5 cục/m2.
  • Cột/đà sẽ là 5 – 6 cục/m2.

Ngoài ra có thể sử dụng sắt mũ kê hay còn gọi là sắt chân chó có tác dụng tạo nên lớp bảo vệ sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế, tạo khoảng hở giữ 2 lớp thép. Việc không sử dụng sắt mũi kê sẽ dẫn đến tình trạng sàn bị lệch so với thiết kế ban đầu, gây ra các hiện tượng lún, nứt, võng sàn.

3.2. Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le

Trên lý thuyết có tớ 3 cách đặt thép sàn 2 lớp đó là: đặt theo thiết kế, đặt song song, đặt so le. Đặt song song sẽ rơi vào trường hợp khoảng cách giữa các thanh thép là hoàn toàn bằng nhau ở cả lớp trên và lớp dưới. Cách này được xem là chắc chắn nhất tuy nhiên khó thi công hơn. Đối với trường hợp đặt so le sẽ dễ thi công hơn rất nhiều tuy nhiên kết cấu sẽ không khỏe bằng cách song song, cần tăng kích thước và chất lượng thép lên 1 bậc nếu sử dụng cách này. Nếu như kỹ sư đã tính toán chi tiết cho thiết kế bản vẽ thì không cần phải đắn đo về vấn đề này, thép sàn sẽ được đặt đúng theo thiết kế.


Trên thực tế thép sàn 2 lớp được ứng dụng nhiều trong nhiều công trình xây dựng bởi sự chắc chắn, tính an toàn đặc biệt đối với những công trình quy mô lớn. Việc sử loại kết cấu sàn nào phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau, kỹ sư sẽ là người tính toán và đưa ra giải pháp thiết kế, thi công hợp lý và tiết kiệm nhất.
Messenger
Zalo
Hotline
Bản đồ
Nhắn tin