Xây nhà là một điều vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa về mặt tâm linh. Do đó ở giai đoạn làm móng chủ nhà sẽ thực hiện lễ cúng đổ móng nhà [Văn khấn, lễ vật, mâm cúng] cầu cho mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ. Không chỉ vậy thờ cúng còn là một trong những nét văn hoa lâu đời của mọi người dân Việt.
Sắm đồ lễ đổ móng tại các vùng miền sẽ có sự khác nhau đôi chút, tuy nhiên sự khác biệt này là không nhiều. Các món lế vật đều rất đơn giản, dễ kiếm bởi lễ vật không yêu cầu xa hoa, cầu kỳ. Cái chính nằm ở tầm lòng và sự thành tâm cầu khấn thần linh.
Sắm lễ đổ móng nhà bao gồm:
Nếu bạn không có điều kiện để sắm sửa lễ vật cúng đổ móng nhà kể trên, chỉ cần sắm sửa đầy đủ những lễ vật cơ bản, quan trọng nhất vẫn ở lòng thành. Thần linh và thổ công sẽ chứng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật bày mâm cúng đổ móng nhà thì việc tiếp theo đó là học văn khấn. Văn khấn đổ móng nhà tương đối dài và khó nhớ, nếu bạn chưa quen hãy in ra giấy để không bị sai xót:
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy quan Đương niên
Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………
Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. đổ móng căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ đổ móng.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần,
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương,
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa,
Ngài Định phúc Táo quân,
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Đây là câu hỏi của nhiều người khi bắt đầu xây nhà. Trên thực tế không có bắt buộc nào về việc đổ móng nhà cần cúng, tuy nhiên đây là vấn đề tâm tinh. Người xưa có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Thờ cúng cũng là nét đẹp văn hóa lâu đời, chúng ta nên gìn giữ và phát huy.
Không có câu trả lời chính xác cho việc đổ móng nhà gặp trời mưa là đúng hay là sai. Xét về quan niệm phong thủy, mưa là khởi nguồn của sự sống, sinh sôi nảy nở... Đổ móng nhà gặp mưa là báo hiệu của một điều lành, khởi đầu thuận lợi, gia chủ không cần lo lắng về điều này.
Tuy nhiên trên thực tế nếu mưa to có thể gây rỗ bề mặt bê tông, thay đổi tỷ lệ xi măng và nước gây ảnh hưởng đến kết cấu và cường độ của ngôi nhà. Do vậy tùy thuộc vào thời điểm và lượng nước mưa có đảm bảo 2 yếu tố kể trên hay không mới có câu trả lời cho câu hỏi này.
Đá thạch anh là khoáng thạch được hình thành rất lâu trong tự nhiên, không chỉ vậy nó còn đem lại rất nhiều giá trị về xây dựng như:
Để ngôi nhà bền đẹp, không bị nứt, lún theo thời gian. Ngoài việc chọn bê tông thì việc thời gian dỡ cốp pha là vô cùng quan trọng. Chỉ được tháo cốp pha khi bê tông đã đủ độ cứng, độ bền và sự ổn định. Thời gian đẹp nhất để tiến hành xây nhà đó là 4 tuần kể từ ngày đổ móng, tuy nhiên nếu tiến độ công trình gấp rút có thể tháo cốp pha từ tuần thứ 3. Cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh xảy ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Nhiệt độ lý tưởng để tháo cốp pha khoảng trên dưới 30 độ C.
Trường hợp phải rỡ cốp pha sớm cần có biện pháp xử lý phù hợp từ Kiến Trúc Sư để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng, không gây sụp đổ công trình
Hạn chế va đập gây ảnh hưởng đến chất lượng như bị vỡ, nứt. Bê tông móng khô sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sức chịu tải của ngôi nhà, bề mặt bê tông xuất hiện rỗ, nứt. Do đó cần giữ ấm cho bê tông ở độ ẩm cần thiết để bê tông đạt độ cứng tối đa.
Công đoạn tưới nước bê tông phải diễn ra đều dặn trong vòng 1 tuần sau khi đổ móng đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Mỗi ngày tưới 3 giờ 1 lần, ban đêm 1 Lần. Thời gian từ 14 đến 18 phải phải tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày mỗi đêm. Nếu muốn giữ độ ẩm được lâu hãy sử dụng bao tải rơm phủ lên trước khi tưới nước, các tấm này sẽ che đậy kín đề mặt bê tông.
Trên đây là bài viết: Lễ cúng đổ móng nhà [Văn khấn, lễ vật, mâm cúng] đầy đủ nhất, chúc các bạn thuận lợi, suôn sẻ trong việc việc hoàn thànhn gôi nhà của mình.
Đổ mái nhà [Văn khấn, lễ vật, mâm cúng] là một nghi lễ quan trọng trong xây dựng và gần như là bất buộc để việc làm nhà được như mong muốn theo quan điểm tâm linh. Lễ đổ mái nhà là công đoạn báo cáo với Trời Đất và Thổ công rằng việc xây nhà đã hoàn tất tốt đẹp.
Bê tông loại vật liệu chính quyết định kết cấu, sự chắc chắn và an toàn của ngôi nhà. Công tác bảo dưỡng giữ ẩm cho bê tông được đặt lên hàng đầu để đảo bảo quá trình thi công lẫn sử dụng an toàn. Vậy đổ mái bê tông bao nhiêu ngày mới được xây, bao tiền 1m2 để ngôi nhà vừa có tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Mâm ngủ quả cũng làm nhà là lễ vật không thể thiếu trước khi thực hiện nghi lễ, dâng lên bề trên những hoa thơm trái ngọt để thể hiện lòng thành. Không chỉ người theo đạo hay không theo đạo đều tín ngưỡng và coi đó là một nghi thức truyền thống.
Nghi thức làm phép khởi công xây nhà là một việc quan trọng đối với gia chủ để xin phép thổ công cho hành động đụng chạm đất đai, cầu cho mọi chuyện diễn ra thuận lợi. Trong nét đẹp văn hóa Việt Nam điều này còn là một phong tục mang nhiều ý nghĩa. Sau đây Kienthucnhaxinh xin chia sẻ nghi thức làm phép khởi công xây nhà giúp gia chủ thăng tiến.
Mái nhà hay phần nóc là một bộ phận cực kỳ quan trọng cấu thành lên ngôi nhà. Do đó việc thiết kế, nghi thức cúng bái là điều mà rất nhiều người quan tâm. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện: "Lễ cất nóc nhà (Toàn bộ về văn khấn, mâm cúng, cúng ở đâu) chi tiết" để các bạn có những kiến thức chuẩn bị chu đáo nhất cho việc trọng đại này.
Nghi lễ quan trọng để ngôi nhà mới được khởi công xây dựng mưa thuận gió hòa, cuộc sống gia chủ bình an, thuận lợi đó là cúng động thổ. Nghi thức này đã được xuất hiện từ lâu đời và vẫn được lưu truyền, phát huy cho đến ngày nay. Bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết liên quan đến cúng động thổ (Chi tiết bài cúng, văn khấn, mâm cúng, lễ vật).