Tin HAY

Sàn nhà tắm bị đọng nước nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

Phòng tắm là một phòng đặc biệt cần có sự quan tâm kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn thiết kế để tránh phát sinh những vấn đề khó chịu sau này. Không ít người rơi vào trường hợp sàn nhà tắm bị đọng nước khiến cho việc sinh hoạt gặp nhiều bất tiện. Vậy nguyên nhân sàn nhà tắm bị đọng nước do đây và cách khắc phục nó như thế nào?

1. Nguyên nhân sàn nhà tắm bị đọng nước

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sàn nhà tắm bị đọng nước đó là bề mặt sàn không bằng phải, có độ trũng và dốc thoát nước không đảm bảo độ nghiêng phù hợp. Ngoài ra việc ống thoát nước chậm cũng gây đọng nước mặt sàn. Hay đơn giản là vật liệu lát sàn không hợp, lâu khô, không bằng phẳng.

Vì vậy hãy thường xuyên quét dọn bề mặt sàn để tóc, tạp chất trong quá trình sinh hoạt, xà phòng đóng cặn được rửa trôi, hạn chế tối đa sàn nhà tắm bị đọng nước gây mất thẩm mỹ, sự khó chịu trong quá trình sử dụng. Và hãy chú ý đến việc này ngay từ khi thiết kế đến thi công để tránh việc sửa chữa sau này.

 

2. Chia sẻ cách khắc phục triệt để sàn nhà tắm bị đọng nước

2.1. Ống thoát nước bị tắc dẫn đến đọng nước mặt sàn

Nếu như bạn đã vệ sinh sạch sẽ mặt sàn mà vẫn xảy ra hiện tượng trên, cần xác định rõ nguyên nhân trước khi tiến hành xử lý. Nếu sàn bị đọng nước do ống thoát nước bị tắc có thể thực hiện: Sử dụng móc sắt và dụng cụ tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh thật sạch miệng cống và ống thoát nước. Ngoài ra sử dụng màng chắn rác phía miệng cống cũng góp phần bảo vệ đường ống thoát. Nếu như nước lại đọng sau vài ngày thì cách tốt nhất là bạn thay đường ống mới với kích thước lớn hơn.

2.2. Độ dốc sàn nhà không đủ

Nếu như quá trình thi công sàn nhà tắm không đảm bảo cũng dẫn đến sàn nhà tắm bị đọng nước, lúc này chỉ còn cách đục sàn lát lại. Bạn cũng nên giám sát kỹ công đoạn này, sử dụng loại gạch đảm bảo hai yếu tố không trơn trượt và thoát nước tốt, nhanh khô. Cũng có thể sử dụng rãnh thoát nước cho nhà tắm để giải quyết triệt để vấn đề trên.
 

3. Làm nhà tắm theo cách này không lo vấn đề đọng nước trên sàn

3.1. Đảm bảo không gian nhà tắm luôn thông thoáng, đầy đủ ánh sáng


Phòng tắm nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ khô thoáng và sạch sẽ hơn rất nhiều. Hạn chế tối đa được các vi khuẩn gây bệnh có hại cho sức khỏe. Giải pháp cho bạn là sử dụng các cửa thông gió lớn, cửa sổ kính, ô thông gió sao cho có thể nhận được nhiều ánh sáng, đón gió tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra còn đảm bảo thoát mùi rất tốt, không gian nhà tắm luôn thơm tho.

 

3.2. Phân chia không gian khô ướt phù hợp

Bạn nên chia riêng rẽ 2 bộ phận sàn khô và sàn ướt lần lượt theo thứ tự: bồn rửa tay, bồn cầu, sau đó là bồn tắm và ngăn cách chúng bằng vách kính. Điều này đảm bảo sàn nhà vệ sinh và bồn rửa tay là khu vực khô luôn được ráo nước sạch sẽ. Khu vực tắm ngày ra vào 2 lần sẽ không bị đi lại ảnh hưởng nhiều. Ưu tiên bố trí cửa thông gió khu vực ướt để giảm bớt độ ẩm.

3.3. Bố trí diện tích phù hợp với tỷ lệ ngôi nhà

Nhà tắm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con người mỗi ngày, không chỉ thể nhà tắm còn là nơi thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Do đó cần có đủ không gian sử dụng cũng như bày trí đồ trang trí, đồ dùng sinh hoạt. Nhà tắm diện tích quá lớn so với nhà cũng gây lãng phí, khó bố trí đồ nội thất. Bạn chỉ cần nói lên nhu cầu của bạn, kiến trúc sư sẽ tính toán và đưa ra thiết kế hợp lý, gọn gàng đầy đủ nhất.

Nhà tắm là phòng chức năng không thể thiếu của một gia đình. Ngôi nhà có tiện nghi hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu các thành viên trong nhà. Đừng để những vấn đề khác ảnh hưởng đến trải nghiệm, sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Messenger
Zalo
Hotline
Bản đồ
Nhắn tin