Phòng tắm là một phòng đặc biệt cần có sự quan tâm kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn thiết kế để tránh phát sinh những vấn đề khó chịu sau này. Không ít người rơi vào trường hợp sàn nhà tắm bị đọng nước khiến cho việc sinh hoạt gặp nhiều bất tiện. Vậy nguyên nhân sàn nhà tắm bị đọng nước do đây và cách khắc phục nó như thế nào?
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sàn nhà tắm bị đọng nước đó là bề mặt sàn không bằng phải, có độ trũng và dốc thoát nước không đảm bảo độ nghiêng phù hợp. Ngoài ra việc ống thoát nước chậm cũng gây đọng nước mặt sàn. Hay đơn giản là vật liệu lát sàn không hợp, lâu khô, không bằng phẳng.
Vì vậy hãy thường xuyên quét dọn bề mặt sàn để tóc, tạp chất trong quá trình sinh hoạt, xà phòng đóng cặn được rửa trôi, hạn chế tối đa sàn nhà tắm bị đọng nước gây mất thẩm mỹ, sự khó chịu trong quá trình sử dụng. Và hãy chú ý đến việc này ngay từ khi thiết kế đến thi công để tránh việc sửa chữa sau này.
Nếu như bạn đã vệ sinh sạch sẽ mặt sàn mà vẫn xảy ra hiện tượng trên, cần xác định rõ nguyên nhân trước khi tiến hành xử lý. Nếu sàn bị đọng nước do ống thoát nước bị tắc có thể thực hiện: Sử dụng móc sắt và dụng cụ tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh thật sạch miệng cống và ống thoát nước. Ngoài ra sử dụng màng chắn rác phía miệng cống cũng góp phần bảo vệ đường ống thoát. Nếu như nước lại đọng sau vài ngày thì cách tốt nhất là bạn thay đường ống mới với kích thước lớn hơn.
Nếu như quá trình thi công sàn nhà tắm không đảm bảo cũng dẫn đến sàn nhà tắm bị đọng nước, lúc này chỉ còn cách đục sàn lát lại. Bạn cũng nên giám sát kỹ công đoạn này, sử dụng loại gạch đảm bảo hai yếu tố không trơn trượt và thoát nước tốt, nhanh khô. Cũng có thể sử dụng rãnh thoát nước cho nhà tắm để giải quyết triệt để vấn đề trên.
Phòng tắm nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ khô thoáng và sạch sẽ hơn rất nhiều. Hạn chế tối đa được các vi khuẩn gây bệnh có hại cho sức khỏe. Giải pháp cho bạn là sử dụng các cửa thông gió lớn, cửa sổ kính, ô thông gió sao cho có thể nhận được nhiều ánh sáng, đón gió tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra còn đảm bảo thoát mùi rất tốt, không gian nhà tắm luôn thơm tho.
Bạn nên chia riêng rẽ 2 bộ phận sàn khô và sàn ướt lần lượt theo thứ tự: bồn rửa tay, bồn cầu, sau đó là bồn tắm và ngăn cách chúng bằng vách kính. Điều này đảm bảo sàn nhà vệ sinh và bồn rửa tay là khu vực khô luôn được ráo nước sạch sẽ. Khu vực tắm ngày ra vào 2 lần sẽ không bị đi lại ảnh hưởng nhiều. Ưu tiên bố trí cửa thông gió khu vực ướt để giảm bớt độ ẩm.
Nhà tắm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con người mỗi ngày, không chỉ thể nhà tắm còn là nơi thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Do đó cần có đủ không gian sử dụng cũng như bày trí đồ trang trí, đồ dùng sinh hoạt. Nhà tắm diện tích quá lớn so với nhà cũng gây lãng phí, khó bố trí đồ nội thất. Bạn chỉ cần nói lên nhu cầu của bạn, kiến trúc sư sẽ tính toán và đưa ra thiết kế hợp lý, gọn gàng đầy đủ nhất.
Nhà tắm là phòng chức năng không thể thiếu của một gia đình. Ngôi nhà có tiện nghi hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu các thành viên trong nhà. Đừng để những vấn đề khác ảnh hưởng đến trải nghiệm, sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Xây nhà là một điều vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa về mặt tâm linh. Do đó ở giai đoạn làm móng chủ nhà sẽ thực hiện lễ cúng đổ móng nhà [Văn khấn, lễ vật, mâm cúng] cầu cho mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ. Không chỉ vậy thờ cúng còn là một trong những nét văn hoa lâu đời của mọi người dân Việt.
Đổ mái nhà [Văn khấn, lễ vật, mâm cúng] là một nghi lễ quan trọng trong xây dựng và gần như là bất buộc để việc làm nhà được như mong muốn theo quan điểm tâm linh. Lễ đổ mái nhà là công đoạn báo cáo với Trời Đất và Thổ công rằng việc xây nhà đã hoàn tất tốt đẹp.
Bê tông loại vật liệu chính quyết định kết cấu, sự chắc chắn và an toàn của ngôi nhà. Công tác bảo dưỡng giữ ẩm cho bê tông được đặt lên hàng đầu để đảo bảo quá trình thi công lẫn sử dụng an toàn. Vậy đổ mái bê tông bao nhiêu ngày mới được xây, bao tiền 1m2 để ngôi nhà vừa có tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Mâm ngủ quả cũng làm nhà là lễ vật không thể thiếu trước khi thực hiện nghi lễ, dâng lên bề trên những hoa thơm trái ngọt để thể hiện lòng thành. Không chỉ người theo đạo hay không theo đạo đều tín ngưỡng và coi đó là một nghi thức truyền thống.
Nghi thức làm phép khởi công xây nhà là một việc quan trọng đối với gia chủ để xin phép thổ công cho hành động đụng chạm đất đai, cầu cho mọi chuyện diễn ra thuận lợi. Trong nét đẹp văn hóa Việt Nam điều này còn là một phong tục mang nhiều ý nghĩa. Sau đây Kienthucnhaxinh xin chia sẻ nghi thức làm phép khởi công xây nhà giúp gia chủ thăng tiến.
Mái nhà hay phần nóc là một bộ phận cực kỳ quan trọng cấu thành lên ngôi nhà. Do đó việc thiết kế, nghi thức cúng bái là điều mà rất nhiều người quan tâm. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện: "Lễ cất nóc nhà (Toàn bộ về văn khấn, mâm cúng, cúng ở đâu) chi tiết" để các bạn có những kiến thức chuẩn bị chu đáo nhất cho việc trọng đại này.