Hướng dẫn chi tiết nhất về cách đặt gạch móng nhà

27/06/2024

Bất kể những việc liên quan đến đất đai, xây dựng, sửa sang nhà cửa người Việt chúng ta thường làm nghi lễ báo cáo, xin phép thần linh, thổ công và tổ tiên. Một công trình dù lớn hay nhỏ thì bạn vẫn nên làm lễ đặt gạnh móng nhà quá trình thi công diễn ra thuận lợi, hơn nữa đây cũng là nét đẹp văn hóa được duy trì từ xưa đến nay, ăn sâu vào tiềm thức, phong tục tập quán của mỗi con người.

Mục lục bài viết

    1. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ đặt gạch móng nhà

    1.1. Nguồn gốc ra đời lễ đặt gạch móng nhà

    Văn hóa Việt Nam có sự ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhiều phong tục tập quán cũng được bắt nguồn từ đất nước này. Lễ đặt gạch móng nhà cũng không phải là một ngoại lệ. Nghi lễ đặt gạch móng nhà xuất hiện từ thời Vua Hán Vũ, 113 năm trước Công Nguyên - theo lịch sử Trung Quốc. Cụ thể là vào năm Mậu Thìn, nhà vua thấy triều đình chỉ có nghi lễ tế Trời mà không có nghi lễ tế Đất. Ngay sau thời điểm này nhà vua đã triệu tập các quan trong triều tổ chức một buổi Lễ Hậu Thổ để tạ ơn Thần Đất.

    Từ đó trở đi đặt gạch móng nhà trở thành một nghi lễ tổ chức sau ngày mùng 3 Tết hàng năm với ý nghĩa xin phép thần linh cho phép bắt đầu động đến phần đất trong năm tới, mong muốn một năm bình an, gặp nhiều may mắn.
    Các chủ tế và bồi tế là các bậc lão và quan viên sẽ là người chịu trách nghiệm nghi thức cúng Thổ Công trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ. Hồi ấy lễ vật được chuẩn bị sẽ là rượu, chè, hướng, tiền vàng... Chủ tế sẽ cuốc vài nhát tượng trưng xuống đất và đặt một cục đất lên bàn thờ, hành động mang ý nghĩa xin thần đất được tác động lên mảnh đất đó.
    Ngày nay nghi lễ này không còn được tổ chức cố định hàng năm mà người chủ nhà sẽ thực hiện nghi lễ này trước khi xây nhà cửa và coi đó là một tục lệ không thể thiếu trong xây dựng.

    1.2. Ý nghĩa của nghi thức đặt gạch móng nhà

    Chính vì quan niệm "sông có Hà Bá, đất có Thổ Công" nên mỗi khi tiến hành sửa chữa, xây dựng nhà của người chủ sẽ thực hiện nghi lễ đặt gạch móng nhà để xin phép Thổ Công cai quản vùng đất đó. Theo quan niệm tâm linh, có thể khu đất chuẩn bị xây dựng là nơi trú ngụ của những vong linh đã khuất, đất đình, chùa, miếu thời trước. Do vậy nghi thức đặt gạch móng nhà còn bày tỏ sự mong muốn vong linh chuyển sang nơi khác và quá trình xây dựng gặp nhiều thuận lợi, suôn sẻ.

    2. Chuẩn bị lễ vật cúng đặt gạch móng nhà

    2.1. Mâm lễ vật nghi thức đặt gạch móng nhà

    Dưới đây là mâm lễ vật cơ bản, có thể thay đổi một chút để phù hợp với phong tục tập quán từng vùng miền.

    • Gà: 1 con đã được luộc chín. Gà được chọn tốt nhất là gà trống có mào đỏ, chân vàng và mỏ vàng.
    • Trứng: Ba quả trứng. Bạn có thể lựa chọn vật cúng là trứng gà hay trứng vịt. Thông thường người ta hay chọn trứng gà để làm lễ. Chú ý, trứng phải được luộc chín, có thể bóc vỏ sẵn hoặc để nguyên vỏ.
    • Tôm: ba con tôm. Tôm cần chọn là tôm “mẩy”, mình dày và đã được luộc chín.
    • Thịt lợn: chuẩn bị một miếng thịt lợn luộc có kích thước phù hợp; nên chọn thịt ba chỉ để làm lễ vật.
    • Gạo: chuẩn bị một bát gạo.
    • Chuối: một nải chuối.
    • Trà: chuẩn bị ba ly trà.
    • Rượu: rượu trắng 1 chén.
    • Đèn: 2 cây. Có thể chuẩn bị hai cây đèn cầy hoặc hai nến tealight.
    • Hoa quả: 1 đĩa ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau. Tùy theo vùng miền mà thành phần mâm ngũ quả cũng khác nhau.
    • Hoa: cần chuẩn bị một bình hoa được cắm cẩn thận. Hoa được chọn nên là hoa cúc, có thể trang trí thêm bằng một số loài hoa khác.
    • Bánh kẹo: chuẩn bị một đĩa bánh kẹo. Bánh kẹo cần chuẩn bị phong phú một chút, không cần quá nhiều về số lượng.
    • Tiền vàng, sớ cúng: số lượng tùy tâm gia chủ, không cần quá nhiều.
    • Nhang hương: một bó.

    2.2. Văn khấn lễ đặt gạch móng nhà

    Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
    CON KÍNH LẠY:
    - Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
    - Quan đương niên hành khiển năm Nhâm Dần 2022 Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
    - Ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương.
    - Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.
    Hôm nay, là ngày ...... tháng ...... năm 2022 (Âm lịch).
    Tín chủ con là: ................................................... Tuổi: ..................
    Hiện ngụ tại: ...................................................................................
    Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu "cất nóc" thì đọc là "cất nóc", nếu "xây cổng" thì đọc là "xây cổng", nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ "tu sửa phương ..." đó ...) căn nhà ở địa chỉ: ....... ngôi Dương Cơ trụ trạch (nếu là phần mộ thì đọc là "ngôi Âm Cơ mộ phần") để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu (=> để làm nơi an ổn cho vong linh...). Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được động Thổ ("cất nóc", "xây cổng", "tu sửa phương..."). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng bày trên Linh Án, tín chủ con thành tâm kính mời:
    - Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
    - Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
    - Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
    - Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
    Cúi xin giáng lâm trước án chứng minh thọ hưởng. Và lai độ cho chúng con khởi công suôn sẻ, công việc tiến hành trôi chảy, người người đều đặng bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.
    Tín chủ chúng con lại kính mời các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thụ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ chúng tôi hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường.
    Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

     

    3. Cách đặt gạch móng nhà chuẩn theo phong tục Việt Nam

    3.1. Ai là người đặt viên gạch đầu tiên của lễ đặt gạch móng nhà?

    Theo quan niệm xa xưa người đặt viên gạch đầu tiên là người lớn tuổi nhất trong nhà. Nhưng đến nay, việc đặt gạch sẽ là người hợp tuổi trong gia đình. Nếu không có thể nhờ người tuổi hợp, bày tỏ sự mong muốn của chủ nhà với các bậc bề trên. Thần linh chứng giám, phù hộ cho công trình tiến thành thuận lợi. Đối với các công trình lớn việc này dành cho 9 người cầm xẻng xúc vừa và chủ thầu dự án.


    3.2. Chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ

    Phong tục của người Việt Nam mỗi khi làm việc lớn đều xem ngày xem giờ, chọn ngày lành tháng tốt. Đặt gạch móng nhà cũng vậy, cần được xem xét kỹ lưỡng xem tuổi của chủ nhà có hợp không, tiến hành vào ngày nào giờ nào để gặp nhiều may mắn. Nếu như năm nay không tốt để xây nhà, lúc này hãy tìm người phù hợp để mượn tuổi. Để làm được điều này, cách tốt nhất là nhờ đến các thầy phong thủy để tạo cảm giác an tâm cho cuộc sống sau này.

    3.3. Các bước thực hiện nghi lễ đặt gạch móng nhà

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật, tiến hành bày lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ đặt tại nơi khô ráo, sạch sẽ trong khu đất thi công. Chú ý mức thời gian đã xem từ trước, tiếp sau đó là đốt đèn cầy, đốt nhang và khấn 4 phương 8 hướng trước khi quay về mâm lễ khấn. Đọc bài văn khấn đặt gạch móng nhà và đợi đến lúc hương cháy được 2/3 có thể hóa vàng mã, rải muối gạo và cuốc những phát đầu tiên.

    Đặt gạch móng nhà là lúc gia chủ trộn cát mịn và đất lên 4 phương xung quanh khu đất. Tạo thành một bờ tường, gia chủ đặt một viên đá màu đỏ hình tròn lên phần đất này. Đến đây công đoạn đặt gạch móng nhà hoàn tất, đội thi công xây dựng có thể vào làm việc. Lưu ý hoa cúng được cắm xuống công trình không nên mang về nhà và muối, gạo, nước sẽ được cất khi đến khi dùng nhập trạch.

    Nghi lễ đặt gạch được lưu giữ và mở rộng qua bao đời nay, trở thành tục lệ của các gia đình mỗi khi xây dựng nhà cửa. Đừng để công việc bận rộn, sự thiếu hiểu biết gây khó khăn, trăn trở cho việc chuẩn bị mâm lễ vật cũng như cách đặt gạch móng nhà nhé.

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    BÀI VIẾT KHÁC

    Rải tiền, cho vàng xuống móng nhà để làm gì?

    Rải tiền, cho vàng xuống móng nhà để làm gì?

    27/06/2024

    Chắc hẳn mọi người đã từng nghe việc về chuyện rải tiền, cho vàng xuống móng nhà. Tuy nhiên không nhiều người biết rải tiền, cho vàng xuống móng nhà để làm gì? Thực hư chuyện này là sao? Có nên rải tiền, cho vàng xuống móng nhà hay không? Hiểu được điều này, Kienthucnhaxinh sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc trên một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

    Cửa hậu nên mở ra hay mở vào mới đúng phong thủy?

    Cửa hậu nên mở ra hay mở vào mới đúng phong thủy?

    27/06/2024

    Cửa chính của mỗi ngôi nhà đều được mở ra để đón nhận những luồng sinh khí tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Còn đối với cửa hậu (cửa sau) được sử dụng khá phổ biến nhưng ít người hiểu rõ về nguyên tắc thiết kế, bố trí. Vậy cửa hậu nên mở ra hay mở vào mới đúng phong thủy, tránh những điều đại kỵ, tai họa.

    Phong thủy cửa sổ phòng khách (Kích thước, cách bố trí, mẫu đẹp)

    Phong thủy cửa sổ phòng khách (Kích thước, cách bố trí, mẫu đẹp)

    27/06/2024

    Bất kể là phòng nào cũng cần có cửa sổ để lấy sáng, lấy gió tự nhiên tạo sự thông thoáng cho không gian. Phong thủy cửa sổ phòng khách (Kích thước, cách bố trí, mẫu đẹp) tuy dễ mà khó vì nếu phạm phải điều xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiền tài, sức khỏe của gia chủ.

    Giải đáp chi tiết có nên mở cửa bên hông nhà

    Giải đáp chi tiết có nên mở cửa bên hông nhà

    27/06/2024

    Để trả lời cho câu hỏi: ''có nên mở cửa bên hông nhà không?'' cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Không phải ngôi nhà nào cũng có thể mở cửa bên hông, nếu như bố trí không đúng có thể ảnh hưởng đến vận mệnh gia chủ. Ngược lại nếu thiết kế hợp phong thủy sẽ mang lại những điều may mắn, bình an.

    Lễ nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

    Lễ nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

    27/06/2024

    Sau khi hoàn thiện công trình việc đầu tiên trước khi dọn đến nhà mới đó là thực hiện nghi lễ nhập trạch. Mỗi ngôi nhà, vùng đất, khu vực đều có những vị thần linh cai quản. Do đó cần phải trình báo, xin phép các ngài để tương lai cuộc sống gia đình được bình an, may mắn, thần linh phù hộ. Bài viết lần này sẽ hướng dẫn các bạn: "Lễ nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?" để mọi việc được diễn ra thuận lợi.

    Lễ nhập trạch nhà chung cư đầy đủ chi tiết nhất 2022

    Lễ nhập trạch nhà chung cư đầy đủ chi tiết nhất 2022

    27/06/2024

    Để dọn đến nơi ở mới việc đầu tiên chúng ta cần làm là thực hiện nghi lễ nhập trạch. Bất kể là nhà đất hay chung cư bạn nên tìm hiểu chuẩn bị nghi lễ thật chu đáo, đặc biệt là những gia đình trẻ lần đầu biết đến khái niệm này. Nhiều người không còn xa lạ với nghi lễ nhập trạch nhà mới, tuy nhiên đối với chung cư thì sao, có khác gì so với nhà đất? Bài viết: ''Lễ nhập trạch nhà chung cư đầy đủ chi tiết nhất 2022'' sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.